Quân sư hiến kế 4.0 nhằm giúp Doanh nghiệp, Chính phủ thúc đẩy các Sách lược 4.0 vượt trội, góp phần hiện thực khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng nhanh hơn mạnh mẽ hơn.
Nhận diện sâu sắc hiện trạng Kinh tế số 4.0 nước ta là bước cơ bản đầu tiên, giúp chúng ta thiết kế thành công các sách lược 4.0 vượt trội giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là công đoạn then chốt trọng yếu, và cũng là giai đoạn đầu tiên thuộc khung Quân sư hiến kế 4.0 từ LitbiA
Thuật ngữ 4.0 đề cập đến ít nhất 8 phát kiến công nghệ đột phá mới như Mobile Internet, 5G/6G, Cloud, Big Data, AI, Blockchain, Vệ tinh và Điện toán hiệu năng cao. Chúng giúp chuyển đổi tận gốc gần hết mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội ngay từ năm 2010. Và xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên 8 công nghệ này gọi là cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN) hay Kỷ nguyên 4.0.
Kinh tế số là dạng thức cấp tiến của Kinh tế tri thức, nghĩa là ngoài ưu tiên tri thức cao nhất, kinh tế số còn ưu tiên vận dụng các Công nghệ 4.0 vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Kinh tế số thúc đẩy kinh doanh trên môi trường Internet cao nhất, đồng nghĩa các lợi thế địa phương như đất đai, ngôn ngữ, văn hóa .... sẽ bị giảm thiểu. Các doanh nghiệp địa phương sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Quốc tế như Grab, Alibaba, Amazon, Xiaomi, Samsung, Apple, Google, Facebook và Microsoft. Ví dụ, doanh nghiệp Viettel hoặc Vingroup sẽ ưu tiên thiết kế chiến lược cạnh tranh trực tiếp với Xiaomi, Apple, Samsung …
Các hiệp định song phương và đa phương (FTAs) ký kết giữa các Quốc gia, là nhân tố tứ 2; bên cạnh nhân tố thứ 1 là Kinh tế số, đã gần như xóa bỏ gần hết các rào cản thâm nhập ngành được bảo hộ bởi các chính sách địa phương tại mỗi Quốc gia. Ví dụ, nước ta đã ký hơn 11 FTAs với các nước lớn Âu Mỹ Á, đồng nghĩa chúng ta sẽ có lợi thế ưu đãi thuế xuất tốt khi xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như dệt may, nông lâm thủy hải sản … sang các nước lớn, bù lại chúng ta cũng phải chấp thuận cho phép họ đưa các Dịch vụ số vào Việt Nam, và không thể ngăn cản. Ví dụ, Tại sao chúng ta chưa tìm được cách thu thuế dịch vụ số từ Google và Facebook hiệu quả ? Tại sao Tesla đã đăng bán gói dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam vào năm 2022 dù chưa xin cấp phép từ Cục Viễn thông ? Lý giải cho việc này có thể do các quy định từ FTAs cho phép cung cấp Dịch vụ số xuyên biến giới và chúng ta cũng không thể bảo hộ hoặc cấm như Trung Quốc !?
Nhờ khả năng thích ứng cao, nước ta sẽ phát triển từng bậc nếu duy trì mẫu hình và phương thức hiện tại trong trung hạn, nhưng các Quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc … sẽ bứt phá vượt trội, và thống trị hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của Kỷ nguyên Kinh tế số 4.0; xem hình 1. Nếu như vậy, chúng ta sẽ không còn cơ hội đảo ngược vị thế và sẽ gặp rủi ro suy yếu trong dài hạn. Với sự ưu trội của người Việt, chúng ta có thể bứt phá nếu tận dụng được cơ hội vàng 4.0 này, bằng cách nghĩ lớn nghĩ khác và hành động quyết liệt hơn.
Các phát kiến Công nghệ 4.0 dần phát triển mạnh mẽ từ những năm 2010 trên Thế giới, và đến nay đã nhảy lên một cấp độ mới như Điện toán lượng tử, 6G, Song sinh số ... Các Quốc gia kiên trì đầu tư, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ 4.0 này hiện đã gặt hái được những thành tựu vượt trội. Ba Quốc gia vượt trội nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hình 1 cho thấy phạm vi Kinh tế số 4.0 hẹp hay rộng phụ thuộc vào góc nhìn của chúng ta. Nếu xét nghĩa hẹp thì, Kinh tế số chỉ bao gồm các dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin (ICT), phần cứng, phần mềm và dịch vụ tư vấn công nghệ; vòng 1. Ngược lại nếu xét nghĩa rộng thì phạm vi Kinh tế số sẽ bao trùm mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, có áp dụng công nghệ 4.0 vào tiến trình chuyển đổi và thúc đẩy năng suất, tăng trưởng; vòng 2 & 3.
Hình 1: Hiện trạng Kinh tế số 4.0 nước ta
Tại Việt Nam, hình 1 còn cho thấy các doanh nghiệp Quốc tế đang chi phối các lĩnh vực ở nửa dưới, và các doanh nghiệp nội địa hiện chỉ giữ được một số lợi thế ở nửa trên hình. Tuy nhiên, riêng lĩnh vực vùng (2) “Kinh tế kỹ thuật số” như Nền tảng 4.0, Hạ tầng IoT/Cloud … thì gần như các doanh nghiệp nội địa đang để mất thị phần lớn vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Về lĩnh vực Công nghiệp hóa 4.0, có sự tham gia của doanh nghiệp Vingroup, Viettel, Bkav, VNPT … Tuy nhiên, quyết liệt và tiềm năng nhất hiện nay có dự án xe điện của doanh nghiệp Vinfast thuộc Vingroup.
Khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc, số lượng doanh nghiệp ICT nước ta hiện nay khá ít, chỉ khoảng trên dưới 10 doanh nghiệp có đủ nguồn lực để bắt nhịp cạnh tranh 4.0 ở mức cơ bản. Với hạn chế nguồn lực này, các doanh nghiệp Viễn thông quốc doanh đang sở hữu phần lớn nguồn lực của đất nước, sẽ đóng vai trò then chốt và chủ lực cho tiến trình thúc đẩy phát triển Kinh tế số 4.0 trong thời gian tới của Quốc gia. Nếu doanh nghiệp Viễn thông khỏe mạnh, Kinh tế số nước ta sẽ khỏe mạnh và ngược lại.
Bộ TT&TT hiện đang nghiên cứu bộ chỉ số đo lường tỷ trọng đóng góp Kinh tế số vào GDP/GNP, nhằm đo lường mục tiêu Kinh tế số sẽ đóng góp 20% - 30% vào GDP đến năm 2025 - 2030 theo kế hoạch Chuyển đổi số Quốc gia đã ban hành. Bộ chỉ số khi hoàn thành sẽ giúp Chính phủ có cơ sở vững chắc đo lường, đánh giá, điều chỉnh và hiện thực các mục tiêu đề ra. Và việc xác định phạm vi của Kinh tế số, sẽ là điều kiện tiên quyết giúp Bộ TT&TT hoàn thành bộ chỉ số đo lường tốt nhất.
Có thể nhận thấy: Chính phủ điện tử, Phổ cập di động, Internet rộng khắp và Tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ là 4 thành tựu ICT nổi bật của nước ta đến nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội vàng để phát triển các cơ sở 4.0 vững chắc cho Quốc gia, đánh mất thị phần nhiều lĩnh vực quan trọng vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Hình 2: 15 Chính sách 4.0 trọng yếu nước ta
Ví dụ điển hình nhất là hạ tầng và nền tảng IoT/Cloud (IaaS, PaaS, SaaS), cái mà khi áp dụng sẽ giúp mọi tổ chức tối ưu năng suất cao và hiệu quả vượt trội hơn so với các công nghệ truyền thống khác. Các doanh nghiệp Viễn thông Công nghệ nước ta đã nhạy bén tham gia nghiên cứu và đầu tư IoT/Cloud sớm ngay từ năm 2011 cùng chu kỳ với thế giới, với nhiều hy vọng và mục tiêu lớn. Tuy nhiên đến nay chưa có dấu hiệu rõ nét về một nền tảng IoT/Cloud thật sự mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt sử dụng. Tại sao doanh nghiệp đầu ngành nước ta lại bỏ lỡ sóng công nghệ trọng yếu này ?
Trong khi đó, trên thế giới thì nguồn thu đến từ nền tảng IoT/Cloud hiện đóng tỷ trọng rất tốt cho các doanh nghiệp Viễn thông Công nghệ. Hiện có nhiều chỉ dấu cho thấy các doanh nghiệp lớn như Vingroup, PNJ, VPBank … đang dùng nền tảng IoT/Cloud ngoài nước như Amazon AWS. Câu hỏi cần đặt ra là liệu có cách nào thuyết phục doanh nghiệp Việt sẽ ưu tiên dùng nền tảng IoT/Cloud của doanh nghiệp Việt ?
Lưu ý: nền tảng IoT và nền tảng Cloud tương hỗ lẫn nhau, nhưng bản chất 2 mô hình kinh doanh khác nhau.
Thực trạng 15 Chính sách 4.0 then chốt tại Việt Nam tính đến năm 2021 được thể hiện ở hình 2, cho thấy chúng ta đã có những chính sách phát triển rất tốt và vẫn còn những chính sách có thể cải tiến tốt hơn. Để thúc đẩy chủ trương của Quốc gia về lấy Đổi mới sáng tạo 4.0 là động lực cho tăng trưởng của đất nước cho giai đoạn 2021 - 2045, các sách lược trọng yếu như AI, Cloud và IoT cần được cải tiến cực đại và ưu tiên cao nhất, vì đây là các công nghệ nền của mọi nền tảng khác.
Các nội dung hiến kế 4.0 tiếp theo, Ban Quân sư 4.0 Litbi sẽ đưa ra các sách lược 4.0 nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam lấy lại vị thế và thị phần Kinh tế số 4.0 từ doanh nghiệp ngoài nước, và hỗ trợ thiết kế các sách lược 4.0 giúp đất nước phát triển nhanh hơn mạnh mẽ hơn.
(Ban Quân sư 4.0 Litbi - 30/08/2021)
Trong phần này, Ban Quân sư 4.0 Litbi sẽ đưa ra các Sáng kiến chiến lược 4.0 nhằm thúc đẩy Tầm nhìn Khát vọng Quốc gia 4.0 nhanh hơn mạnh mẽ hơn. Để hiểu tốt các sáng kiến, bạn cần hiểu rõ Toàn cảnh hiện trạng Kinh tế số 4.0 nước ta
Trong bình thường mới, Bộ TT&TT sẽ là cơ quan trọng yếu góp phần hiện thực Tầm nhìn Khát vọng Quốc gia 4.0, vì vậy cần tên mới thích ứng và gắn kết hơn.
Để ĐMST 4.0 vượt trội, nước ta cần một Cơ quan thống nhất, đảm nhận vai trò hoạch định, thúc đẩy và giám sát các chiến lược 4.0 Quốc gia liên Bộ Ban Ngành cả chiều ngang và dọc. Khi đó, các Sách lược 4.0 sẽ nhất quán và đi vào thực tiễn mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong Bình thường mới nhiều biến động.
Làm sao chúng ta lấy lại thị phần Kinh tế số 4.0 và chủ động trong bình thường mới ? Tiếp cận theo Kế hoạch hóa 4.0 sẽ giúp giảm trùng lặp, lãng phí và thống nhất nguồn lực Quốc gia mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong Bình thường mới.
Với 4 câu hỏi và 8 sáng kiến chiến lược 4.0, doanh nghiệp Viettel có thể thống nhất, kiến thiết và dẫn lái toàn bộ nguồn lực 4.0 của đất nước hướng về Tầm nhìn Quốc gia 4.0 nhanh mạnh hơn.
Sáng kiến này được Litbi công bố vào ngày 04/05/2020, và đến nay vẫn còn nguyên giá trị vì: 1) Tỷ lệ chia sẻ hạ tầng dùng chung hiện vẫn rất thấp và 2) Mô hình chia sẻ hiện tại chưa tối ưu, cần nhiều năm để đạt mục tiêu.
Sáng kiến này được Litbi công bố vào ngày 10/05/2021, và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chúng tôi nhận thấy chiến lược Vệ tinh 2021 - 2030 của nước ta; ưu tiên ứng dụng công nghệ vệ tinh, đã có nhiều khác biệt so với giai đoạn 2006 - 2020. Tuy phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhưng vẫn ít gắn kết với xu hướng CMCN 4.0 và chưa khai phá hết tiềm năng của người Việt.
Giấc mơ Vũ trụ Việt Nam nếu được vẽ mới theo cách riêng của người Việt, Vệ tinh hay Tên lửa có thể được thay bằng Khí cầu hoặc Thiết bị bay không người lái UAVs … thì nước ta sẽ làm chủ toàn diện vùng trời đất nước Việt, cùng cơ hội khởi phát Kinh tế Không gian đầy tiềm năng.
Ngược lại, nếu bức tranh cứ phải có Vệ tinh hay Tên lửa, nước ta có thể sẽ mất nhịp và tụt lại phía sau trong lĩnh vực Không gian Vũ trụ 4.0.
Bằng cách lấy bài học thất bại về IoT từ năm 2016, chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội cuối cùng về AI 4.0 để “Bắt kịp” CMCN 4.0. Ngoài ra, cần cách tiếp cận mạnh mẽ như hợp nhất AI về Bộ TT&TT để tăng tốc nhanh hơn.
Hưởng ứng lời kêu gọi hiến kế từ TP.HCM, Ban Quân sư 4.0 đề xuất Sách lược Vùng 8-4-8; 8 thách thức 4 nhóm giải pháp cùng 8 ví dụ cụ thể", giúp Vùng phía Nam cùng khởi phát cùng thích ứng theo mẫu hình Quốc gia “ĐMST 4.0”. Nếu lỡ nhịp này, TP.HCM sẽ quay về mẫu hình “Công xưởng” hoặc/và “Tiêu dùng 4.0”.
Nhờ tách nguồn lực 4.0 từ các doanh nghiệp Viettel, VNPT, Mobifone … rồi hợp thành các đơn vị chiến lược cấp Quốc gia, nước ta sẽ có được những doanh nghiệp công nghiệp 4.0 chuyên sâu, trình độ đẳng cấp Quốc tế và có lợi thế đủ lớn. Cụ thể sẽ tách gộp thành 5 công ty mới là Vietnam Tower, Vietnam Cloud, Vietnam Security, Vietnam AI và Vietnam Device. Xem chi tiết