Một trong 4 nguyên nhân khiến dịch bùng phát thời gian qua là người nhiễm Covid-19 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, và sáng kiến Bóng khí cầu 4.0 có thể chặn được lỗ hổng nguy hiểm này. Sáng kiến có thể mở rộng cho ngành Viễn thông và nhiệm vụ Phòng không kỷ nguyên 4.0, mang đến cơ hội phát triển vượt trội cho các doanh nghiệp lớn như Viettel, VinGroup ...
1. Ngày 5/5/2021, Chủ nhiệm VPCP có nêu 4 nguyên nhân khiến dịch COVID-19 tái bùng phát ở Việt Nam: Người nhập cảnh hợp pháp vi phạm quy định cách ly; nhập cảnh trái phép; cơ sở cách ly mất cảnh giác và tâm lý chủ quan… là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát.
2. Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp Campuchia, Lào và Trung Quốc dài hơn 4,500 km. Cụ thể, theo đánh giá từ tổ công tác Bộ Y tế cho thấy “Với hơn 56 km biên giới trên bộ giáp Campuchia, hơn 200 km đường biển, có hàng nghìn tàu cá của ngư dân trong nước và quốc tế đang hoạt động… Kiên Giang được đánh giá là địa phương có "đường biên dài, vùng biển rộng nhưng khoảng cách nhỏ". Do đó, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập tại Kiên Giang, nhất là khu vực biên giới là rất lớn.”
Hình biên chỉnh từ dự án Bóng khí cầu của NATO, đầu tư khoảng 300K Euro
Từ hai dẫn ý trên cho thấy đường biên giới nước ta quá dài và hiểm, nên cần kết hợp cả con người và công nghệ 4.0 thì mới bảo đảm cao nhất không để lọt người nhiễm bệnh nhập cảnh trái phép qua biên giới, thay vì dùng sức người như hiện nay.
Bóng khí cầu là giải pháp công nghệ bóng viễn thám, bay ở tầng bình lưu và tự động điều hướng theo chiều gió, sẽ theo dõi và phân tích các chuyển động trên mặt đất tại các khu vực biên giới đất liền và hải đảo, sau đó đưa ra các cảnh báo nếu xuất hiện các hành vi xâm nhập trái phép biên giới và phát tín hiệu nhắc báo đến các bên liên quan ngăn chặn kịp thời. Với cách tiếp cận này, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ kiểm soát gần như 100% người nhập cảnh trái phép đang diễn ra hiện nay.
Về chi phí, bóng khí cầu có chi phí rất rẻ so với công nghệ tàu bay, khinh khí cầu và vệ tinh viễn thám hiện nay. Dự tính chi phí làm bóng khí cầu chỉ khoảng 1% ngân sách dự án Vệ tinh viễn thám LOTUSat-1 mà Việt Nam dự kiến triển khai vào năm 2023 thông qua vốn vay ODA từ Nhật; khoảng 20 tỷ Yên.
Về tính năng, bóng khí cầu có một số điểm ưu việt hơn công nghệ vệ tinh hoặc tàu bay, như điều hướng dựa vào sức gió, bay ở tầng bình lưu nên cho phép phạm vi quan sát rộng nhiều km, và không gây tiếng ồn; tính năng rất ưu việt nếu sau này mở rộng cho mục đích Quân sự.
Về tính khả thi, bóng khí cầu chủ yếu dựa vào năng lực nghiên cứu khoa học máy tính, với hệ thống trang thiết bị rất tối giản. Các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Úc và Nhật đều đã triển khai từ nhiều năm trước. Thực tiễn hơn, dự án bóng Google phát Internet, cũng đã thương mại thành công tại một số nước nhưng hiện đã dừng vì tốc độ thương mại hóa chưa đạt kỳ vọng của Google nhưng điểm then chốt là đã chứng minh tính khả thi của công nghệ Bóng khí cầu và rất tiềm năng. Điều đặc biệt hơn hết, là tại Việt Nam, năm 2020, đã có 1 đề tài khoa học cấp Quốc gia liên quan đến công nghệ điều hướng Bóng khí cầu thành công được vinh danh. Đây là nền tảng cơ bản giúp Việt Nam rút ngắn thời gian triển khai với quy mô lớn nhanh hơn.
Theo Ông Phạm Văn Việt, Giám đốc khu vực công ty Litbi và trưởng ban nghiên cứu Litbi Research tin rằng, nhờ kết quả nghiên cứu bước đầu từ đề tài VT-CN.04/17-20, chúng ta có thể hy vọng các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Viettel, Vingroup ... sẽ kế thừa và hoàn thành giải pháp Bóng khí cầu 4.0 giám sát các điểm trọng yếu tại Biên giới Campuchia, Lào và Trung Quốc ngay trong Q1/2022, góp phần to lớn và căn cơ cho hoạt động chống dịch COVID-19 dự kiến sẽ kéo dài nhiều năm.
Nhiệm vụ phòng dịch biên giới là sứ mệnh đầu tiên của sáng kiến Bóng khí cầu 4.0, tiếp theo, chúng ta có thể mở rộng sang lĩnh vực Quân dân sự khác với tiềm năng lớn hơn nhiều lần. Ví dụ như hướng Quân sự, với chi phí rất rẻ, đã có chỉ dấu cho thấy Quân đội Nga đang giảm đầu tư vào công nghệ Vệ tinh, và dần chuyển dịch sang công nghệ Bóng khí cầu 4.0 cho mục đích Quân sự phòng không. Với hướng Dân sự, các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng nghiên cứu dùng Bóng khí cầu 4.0 để phát sóng Internet tại Việt Nam. Đây sẽ là đột phá chiến lược 4.0 giúp ngành Viễn thông phát triển hạ tầng 5G với chi phí rẻ hơn nhiều lần.
“Liên quan chủ đề không gian vũ trụ, Viện nghiên cứu Không gian Vũ trụ hiện thuộc Bộ KH&CN, có thể xem xét phát triển chiến lược Khoa học Vũ trụ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 chuyển từ định hướng làm chủ Công nghệ Vệ tinh sang Ứng dụng công nghệ Vệ tinh và làm chủ công nghệ Bóng khí cầu 4.0”, Ông Việt đề xuất.
Nội dung liên quan
- Danh sách bảo cáo Kinh tế số 4.0