HIẾN KẾ 10
Chuyên biệt hóa 4.0 ngành Viễn thông Công nghệ

(Xem 9 hiến kế trước: hien-ke-4-0.html)

Nhờ tách nguồn lực 4.0 từ các doanh nghiệp Viettel, VNPT, Mobifone … rồi hợp thành các đơn vị chiến lược cấp Quốc gia, nước ta sẽ có được những doanh nghiệp công nghiệp 4.0 chuyên sâu, trình độ đẳng cấp Quốc tế và có lợi thế đủ lớn. Cụ thể sẽ tách gộp thành 5 công ty mới là Vietnam Tower, Vietnam Cloud, Vietnam Security, Vietnam AI và Vietnam Device.

Tải slide hiến kế 10 (18 trang): hien-ke-10.pdf

Là đơn vị nghiên cứu Kinh tế số 4.0 sâu rộng, Litbi Research tin rằng, khi hợp lực toàn Quốc theo hướng “Chuyên biệt hóa 4.0”, nước ta có thể vượt bẫy trung bình nhanh hơn.

Chiến lược Chuyên biệt hóa 4.0 ngành Viễn thông Công nghệ
Chiến lược Chuyên biệt hóa 4.0 ngành Viễn thông Công nghệ

Bối cảnh Kinh tế số 4.0

  1. Trước 2 xu hướng lớn là Chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và Xanh hóa, nước ta đang có vận hội phát triển nhanh hơn bình thường.

  2. Bốn nút thắt là FDI hóa, nội địa hóa, thâm dụng lao động - vốn và hạ tầng cơ sở cần được tháo gỡ để tăng chuỗi giá trị, vượt bẫy trung bình.

  3. Phần lớn không gian Kinh tế số 4.0 chính như nền tảng đám mây, quảng cáo, thiết bị thông minh, vũ trụ vệ tinh … đang bị chi phối bởi Quốc tế. Tháng 09/2022, điện thoại Apple, Samsung, Huawei và Google đều thể hiện tích hợp dịch vụ kết nối Internet vệ tinh trực tiếp, thêm đe dọa lớn đến triển vọng ngành ICT và an ninh Quốc gia. (Xem lại 9 hiến kế trước)

  4. Gần như các nỗ lực đơn lẻ cấp doanh nghiệp hay cấp tỉnh thành đều khó tạo lợi thế đối ứng, vì người chơi lớn Quốc tế đang làm chủ gần như toàn diện không gian số.

  5. Gói hỗ trợ 350,000 nghìn tỷ đến năm 2023 phần lớn đầu tư vào hạ tầng truyền thống, nên hạ tầng số 4.0 mới sẽ cần nhiều thập kỷ để bắt kịp nếu làm như bình thường.

  6. Khác thế giới, ngành Viễn thông nước ta có vai trò nền móng và khởi phát Công nghiệp 4.0 Quốc gia. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành gần như đi ngang vì a) người chơi mới trội hơn, b) công nghệ mới thay thế cũ nhanh hơn và c) ngành đang áp dụng cách tiếp cận truyền thống; xem ví dụ slide 10-11. Ngoài ra, mô hình tổ chức ngành hiện phân mảnh, khó hợp lực.

  7. Trong thời gian ngắn, Bộ TT&TT đã tạo được nền móng Chuyển đổi số Quốc gia bền vững và có tính đo lường cao. Đây là kết quả đáng khích lệ.

  8. Vũ trụ vệ tinh và Trí tuệ nhân tạo cũng là hai cấu phần nền móng của Công nghiệp 4.0, có thể phát triển nhanh hơn nếu được hợp nhất quản lý về Bộ TT&TT. (Xem thêm hiến kế 7)

  9. Doanh nghiệp Viettel hiện khá trội về năng lực 4.0 trong nước, tuy nhiên người chơi mới Quốc tế vẫn trội hơn. Các sáng kiến mới hoặc đề xuất chính sách ưu tiên của doanh nghiệp Viettel gần đây khá tích cực, nhưng vẫn khó thay đổi bố cục thị trường vì mang tính đơn lẻ, chưa có yếu tố liên kết ngành và vùng. (Xem thêm hiến kế 4)

Chuyên biệt hóa 4.0 chiến lược

  1. Với bối cảnh trên, mô hình Quốc gia hướng đến Sản xuất 4.0 để Bắt kịp 4.0 rồi Đổi mới sáng tạo 4.0 sẽ khả thi hơn mô hình Trung tâm tài chính, thương mại. Nếu chọn cả hai, chúng ta sẽ phân tán nguồn lực.

  2. Phương pháp luận là chuyên biệt hóa sâu sẽ giúp tự chủ công nghệ, tự cung giảm nhập và giảm chi phí đầu vào. Kết quả này sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ 4.0 cho mọi người, tăng hấp thụ, tăng chuyển hóa và tăng nội địa hóa.

  3. Phương châm hành động cần xác định rõ là doanh nghiệp nhà nước ưu tiên làm việc khó, việc mà doanh nghiệp tư chưa làm được, nhằm hạn chế cạnh tranh lãng phí nguồn lực và nuôi dưỡng hệ sinh thái cùng phát triển.

  4. Cách làm là tách nguồn lực 4.0 như vốn, nhân lực, hạ tầng từ các doanh nghiệp như Viettel, VNPT, Mobifone … gộp thành các đơn vị chiến lược cấp Quốc gia, cụ thể:

    1. Vietnam Tower: thúc đẩy Internet siêu nhanh, trạm xanh và tự hành

    2. Vietnam Cloud: hạ tầng siêu mây mạng tích hợp AI/Bigdata

    3. Vietnam Security: bảo đảm an ninh thông tin cấp Quốc gia

    4. Vietnam AI: phát triển hạ tầng và nền tảng AI Quốc gia

    5. Vietnam Device: nghiên cứu tự sản xuất các sản phẩm 4.0 trọng điểm Quốc gia

    Cả hệ thống sẽ tự xoay chuyển theo hướng chuyên nghiệp hơn nhờ điển hình chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành Viễn thông. (Xem chi tiết trong slide 12-17)

  5. Với khát vọng cống hiến lớn, nhiều năng lượng, có khả năng kết nối và đo lường, Bộ trưởng Bộ TT&TT sẽ rất phù hợp để hiện thực chiến lược “Chuyên biệt hóa 4.0” mạnh mẽ nếu được bổ sung cơ chế giúp quản lý ngành sâu sát hơn.

  6. Ví dụ một số mục tiêu cần đạt được đến năm 2025 để bắt kịp xu hướng:

    1. Chi phí dịch vụ 4.0 ngang bằng hoặc rẻ hơn AWS, Azure, Google

    2. Tỷ lệ dùng chung trạm 4G/5G đạt >= 1.7

    3. Tiết kiệm >= 18.000 kWh điện mỗi trạm

    4. Tự chủ sản xuất thiết bị trọng yếu cho hạ tầng mây

    5. Xây dựng các siêu mây tương ứng các Vùng kinh tế trọng điểm

    6. Làm chủ công nghệ tích hợp mây mạng

    7. Thu hút TOP 10 Ngân hàng chuyển về dùng mây Việt (IaaS, PaaS, SaaS)

    8. Hoàn thành nền tảng IoT Quốc gia

    9. IPO thu hút vốn đầu tư

Hai xu hướng lớn là vận hội trăm năm của đất nước, chúng ta cần hợp lực và chuyển hóa nhanh hơn để bắt kịp, vì thời gian gần như không còn.

Tải slide hiến kế 10 (18 trang): hien-ke-10.pdf



(Ban Quân sư 4.0 Litbi Research - 17/12/2022)

ĐĂNG KÝ:
GIÁM ĐỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ 4.0



Litbi là tổ chức đầu tư, nghiên cứu, tư vấn và đào tạo 4.0 dẫn đầu tại Việt Nam. Đội ngũ Litbi đã triển khai các dự án tư vấn và đào tạo ICT lớn cho Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan, Ngân hàng VietinBank, BIDV, VNPT, Mobifone, Viettel ... cả trong và ngoài nước.
Giảng viên khóa học Ông PHẠM VĂN VIỆT, là nhà đầu tư và người nghiên cứu sâu rộng về Chuyển đổi Kinh tế số 4.0 cả trong và ngoài nước. Ông có hơn 20+ năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo cho các Bộ Ban Ngành, Tổng công ty Tập đoàn toàn cầu. Ông cùng cộng sự tại Ban Quân sư 4.0 Litbi Research đã đóng góp bộ 9 hiến kế 4.0 cấp Quốc gia.
Thông tin tham khảo