Công trình Viễn thông Viettel: chiến lược phát triển mở rộng sang lĩnh vực xây dựng dân dựng và nội thất, có thể chưa khớp với định hướng phát triển Quốc gia 4.0
Ngày: 10/05/2023
Khuyến nghị: Tối ưu tầm nhìn chiến lược theo hướng Xanh hóa 4.0, hợp lực và có thể mở rộng ra ngoài nước
Mục tiêu: Hỗ trợ hiện thực tầm nhìn chiến lược 4.0 Quốc gia nhanh hơn
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Công trình Viễn thông Viettel (CTVTVT), tên thường dùng là Viettel Construction nên dễ hiểu theo hướng xây dựng mọi thứ, liên tục đạt tăng trưởng cao nhiều năm và giữ vị thế dẫn đầu ở các lĩnh vực kinh doanh chính như xây lắp, vận hành và cho thuê trạm viễn thông. Để duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số, bên cạnh mở rộng làm ICT, giải pháp tích hợp … doanh nghiệp tiếp tục thâm nhập lĩnh vực mới là xây dựng dân dụng (a) vào năm 2019 và nội thất năm 2023 (b). Hai lĩnh vực mới này tuy tiềm năng tại thị trường trong nước, nhưng ít liên quan đến lĩnh vực lõi là Viễn thông nên khả năng mở rộng dịch vụ này ở thị trường nước ngoài sẽ thấp, vì khó tạo lợi thế.
Viettel Construction
Một số chủ trương lớn của Quốc gia, chúng tôi quan sát thấy là 1) DNNN ưu tiên làm việc có tính chiến lược, việc mà khối doanh nghiệp tư nhân chưa làm được, 2) Phát triển bền vững dựa vào đổi mới sáng tạo 4.0; nghĩa là phải nghiên cứu hoặc ứng dụng các thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0, 3) Xanh hóa để thúc đẩy cam kết Net Zero cũng như tận dụng dòng vốn FDI xanh… Như vậy, việc DNNN mở rộng sang lĩnh vực xây dựng dân dụng và nội thất, khả năng cao chưa khớp với chủ trương trên, dù trong ngắn hạn việc này giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư.
Thừa hưởng nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ, với hơn 11.000 nhân lực cùng mạng lưới kinh doanh trải rộng 63 tỉnh thành, cùng vị thế thương hiệu tốt nên gần như CTVTVT đang có nhiều thuận lợi khi thâm nhập lĩnh vực xây dựng dân dụng, nội thất … đặc biệt hơn, trong bối cảnh mà hầu hết các doanh nghiệp ngành này đang gặp khó vì Covid, trái phiếu và nghẽn vốn.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng sẽ có một số rủi ro chiến lược cho cả doanh nghiệp và Quốc gia nếu DNNN ưu tiên làm việc dễ, chú trọng tăng trưởng ngắn hạn và cạnh tranh trực tiếp với DNNVV như trường hợp của CTVTVT, ví dụ như: a) DNNVV sẽ yếu hơn nữa và/hoặc giải thể vì khó cạnh tranh lại, b) tầm nhìn 4.0 Quốc gia khó hiện thực hơn vì thiếu vắng sự đóng góp lớn từ các DNNN mạnh như CTVTVT, c) Nước ta sẽ đánh mất nhiều hơn thị phần 4.0 và rất khó đạt thu nhập trung bình cao vào năm 2045 vì các tín hiệu về đổi mới sáng tạo 4.0 đang khá yếu; hiện phần lớn các lĩnh vực 4.0 đã bị nước ngoài chi phối.
Vì lợi ích chiến lược Quốc gia 4.0, chúng tôi khuyến nghị một số hướng tiếp cận như sau:
  1. Hy sinh, làm gương về một DNNN mạnh và mẫu mực, theo hướng quay lui lĩnh vực xây dựng dân dụng và nội thất để dồn lực tập trung phát triển sâu, xoay quanh các giá trị lõi của mình là “Xây dựng hạ tầng Viễn thông Công nghệ 4.0” như định hướng của tập đoàn mẹ. Đồng thời giảm rủi ro ngành vì có thể các doanh nghiệp Viễn thông khác sẽ học theo, cũng mở rộng sang hướng làm xây dựng dân dụng, nội thất.
  2. Ưu tiên mở rộng tăng trưởng sang lĩnh vực 4.0, hỗ trợ chủ trương Quốc gia. Ví dụ chức năng cấp điện cho hơn 120.000 trạm phát sóng trải rộng 63 tỉnh thành là một năng lực chính của CTVTVT, từ cơ sở này, sẽ rất phù hợp nếu doanh nghiệp đầu tư sâu hơn vào chuỗi giá trị giải pháp năng lượng xanh như cấp điện, lưu trữ, sạc nhanh, thu hồi tái chế Pin … vì hướng này không những giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí điện năng nhà trạm mà còn đón bắt xu hướng kinh tế xanh; Worldbank dự báo Việt Nam cần khoảng 14 tỷ USD mỗi năm để xanh hóa (c).
    Số liệu cụ thể năm 2011, thì nhà mạng mất khoảng 100 tỷ đồng mua xăng dầu chạy máy phát nổ cung điện cho 45.000 trạm 3G (d). Năm 2021, nước ta có khoảng hơn 250.000 trạm 3G/4G, nghĩa là sẽ tiết kiệm được khoảng 600 tỷ và giảm phát thải CO2 nếu có giải pháp xanh hóa thay thế, góp phần hiện thực cam kết Net-Zero của Quốc gia tại COP26. Kết quả sẽ khả thi cao hơn, nếu CTVTVT có thể kết hợp cùng 2 doanh nghiệp liên quan đến Pin điện khác là Vingroup và Masan.
    Chúng tôi cũng nhìn thấy nhiều tiềm năng lớn khác từ IoT, Giám sát … phù hợp mà CTVTVT có thể đầu tư cho tăng trưởng bền vững.
  3. Hợp nhất hạ tầng trạm Viễn thông là mô hình khả thi, có tính chiến lược trọng yếu mà CTVTVT nên phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông khác cùng thúc đẩy. Mô hình hợp lực dùng chung giúp giảm lãng phí, tạo vốn đủ lớn để phát triển hạ tầng số cả nước nhanh hơn. Chúng tôi quan sát thì ngành Viễn thông đã khởi động dùng chung vào năm 2020, nhưng mang tính chiến thuật cao nên kết quả rất hạn chế. Chi tiết mô hình triển khai đặc biệt tại mục (e).
Doanh nghiệp thuộc tập đoàn Viettel là nền móng trọng yếu để thúc đẩy chiến lược Quốc gia 4.0 khả thi, vì vậy rất cần sự hy sinh và làm gương hơn nữa để chủ trương lớn của Quốc gia sớm thành công.
Chúng tôi kỳ vọng khuyến nghị sẽ hữu ích, và sẽ trình bày rõ hơn nếu được yêu cầu.
THAM KHẢO


Đào tạo 4.0 toàn diện: chi tiết

Quân sư 4.0 chuyên sâu: chi tiết

Litbi là tổ chức nghiên cứu, tư vấn và đào tạo 4.0 dẫn đầu tại Việt Nam. Đội ngũ Litbi đã triển khai các dự án tư vấn và đào tạo ICT lớn cho Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan, Ngân hàng VietinBank, BIDV, VNPT, Mobifone, Viettel ... cả trong và ngoài nước.
Giảng viên khóa học Ông PHẠM VĂN VIỆT, nghiên cứu sâu rộng về Chuyển đổi Kinh tế số 4.0 cả trong và ngoài nước. Ông có hơn 20+ năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo cho các Bộ Ban Ngành, Tổng công ty Tập đoàn toàn cầu. Ông cùng cộng sự tại Ban Quân sư 4.0 Litbi Research đã đóng góp bộ 9 hiến kế 4.0 cấp Quốc gia.
Thông tin tham khảo