Có nên giải cứu ngành Viễn thông 4.0 ?
Ngày: 30/09/2023
Mô hình tổ chức phân tán và cấu trúc ngành thay đổi toàn diện, có thể là 2 nguyên nhân chính khiến hiệu quả ngành giảm và kế hoạch chuyển đổi số Quốc gia 4.0 bị chậm. Vì ngành Viễn thông 4.0 là hạ tầng, nền tảng của mọi ngành nên nếu không giải cứu, cả nền Kinh tế số sẽ chậm chuyển biến, và nước ta sẽ bỏ lỡ cơ hội bắt kịp 4.0 khi Hoa Kỳ xoay trục chiến lược.
Giải pháp đề xuất là trao thêm quyền Cấp 2 đến Bộ trưởng Bộ TT&TT.

Có 4 phát hiện chính

  • Hiệu quả doanh nghiệp Viễn thông đầu ngành giảm đều khoảng 5 năm gần đây; được Ủy ban quản lý trực tiếp về vốn và nhân sự. Tập đoàn Viettel tuy tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 1 chữ số. Nộp ngân sách ngành Viễn thông 6 tháng đầu 2023 lần đầu tiên giảm 18,5%
  • Cả 5 lý do khiến kết quả Chuyển đổi số Quốc gia 6 tháng đầu 2023 chưa đạt kế hoạch, đều được Ủy ban Chuyển đổi số báo cáo là chậm (chậm ban hành, chậm phổ biến, chậm hướng dẫn, chậm cập nhật …). Liệu chúng ta có đang thiếu cơ chế khuyến khích, tạo động lực và áp lực chuyển đổi ?
  • Hạ tầng và nền tảng số trọng yếu Quốc gia hiện đều bị Quốc tế chiếm thị phần chi phối hoặc trong nước chỉ mới bắt đầu làm, như: nền tảng mây Cloud bị Quốc tế chi phối hơn 80% thị phần (Google, Amazon, Microsoft), Quảng cáo hơn 80% (Google, youtube, facebook), Thiết bị thông minh bị chi phối gần tuyệt đối (Apple, Samsung, Xiaomi, IBM, Oracle, HP), IoT nước ta làm từ 2016 nhưng giờ phải bắt đầu làm lại, AI, 5G chậm, Logistic bị chi phối gần 80% … và cả lĩnh vực không gian như vệ tinh, thiết bị bay không người lái cũng chưa có chuyển biến rõ… Gần đây SpaceX đề xuất đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam, thêm đe dọa lớn trực tiếp đến ngành Viễn thông.
  • Các phát kiến Quốc gia 4.0 nổi bật như kết Vùng, hoàn thiện Hạ tầng truyền thống, hút Ngoại lực và Kinh tế số - Xanh - Tuần hoàn có thể gặp rào cản, khó chuyển biến nhanh do điểm nghẽn nguồn lực 4.0 tuyến thực thi chưa tương xứng.


Giải cứu ngành Viễn thông 4.0 ?

Có 2 nguyên nhân chính

  • Mô hình tổ chức phân tán nguồn lực ngành nhưng tập trung vốn: hiện ngành Viễn thông do Bộ TT&TT quản lý chuyên môn, nhưng Ủy Ban … quản lý vốn, nhân lực trực tiếp. Như vậy, chủ trương chiến lược 4.0 đổi mới ngành cần vốn và nhân lực phù hợp để triển khai nhanh, thì phải chờ sự đồng thuận từ bên quản lý vốn và nhân lực; trường hợp mỗi bên có nhận thức, tầm nhìn khác nhau thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để đạt được sự đồng thuận. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến ngành chậm chuyển đổi gần 5 năm qua.

    Ví dụ: Năm 2019, Bộ TT&TT ban hành chỉ thị 52/CT-BTTTT về chia sẻ hạ tầng trạm viễn thông dùng chung để giảm lãng phí và cùng hợp lực triển khai mạng 5G; như cách Trung Quốc đã làm rất thành công, nhưng hiệu quả khá thấp khi chỉ có khoảng hơn 2.000 trạm được chia sẻ dùng chung trên tổng số hơn 260.000 trạm. Liệu nguyên nhân triển khai chậm có phải do Bộ TT&TT thiếu công cụ, cơ chế phù hợp để quản lý ngành ?

  • Cấu trúc ngành thay đổi toàn diện khi bước vào kỷ nguyên 4.0, do sự hội tụ giữa Công nghệ 4.0 và Viễn thông. Giờ đây điện thoại không chỉ dùng để nhắn tin, nghe gọi đơn thuần mà còn dùng để quay xem phim, mua bán, sáng tạo nội dung, xử lý công việc … miễn phí. Nghĩa là cấu trúc ngành (sản phẩm, nhà cung cấp, người chơi mới, công nghệ) đã thay đổi toàn chuỗi và nhanh hơn sự đổi mới của ngành. Nếu Quốc gia không giải cứu ngành, thì với 2 điểm nghẽn trên, ngành gần như khó bắt kịp xu hướng 4.0, hệ quả sẽ kéo chậm cả nền Kinh tế số - Xanh - Tuần hoàn.

Có 2 giải pháp

Quốc gia đã xác định phát triển theo đổi mới sáng tạo 4.0, nghĩa là chúng ta cần ưu tiên chuyển nguồn lực từ khối truyền thống hướng vào khối chuyên môn công nghệ 4.0 một cách năng động. Ví dụ Trung Quốc hiện trở thành cường quốc xe điện nhờ năm 2009 trao quyền, bổ nhiệm kỹ sư xe điện lên làm Bộ trưởng KH&CN.

Ông Phạm Văn Việt, Trưởng ban Quân sư 4.0 Litbi Research tin rằng, Bộ TT&TT hiện có nội lực phù hợp, cùng với sự dẫn dắt của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (có thực tiễn cao, khả năng truyền cảm hứng, đo lường và kết nối), có thể tăng tốc tuyến thực thi 4.0 và tầm nhìn Quốc gia 4.0 mạnh hơn nếu được trao thêm quyền.


Để có đủ nguồn lực chuyển hóa tuyến thực thi 4.0, Ban Quân sư 4.0 Litbi Research đề xuất 2 cấp độ trao quyền đến Bộ trưởng:

  1. Cấp 1 - Trao quyền Ngành: quản lý tập trung ngành Viễn thông 4.0 theo hướng trao quyền toàn diện, bao gồm cả vốn, nhân lực…về Bộ TT&TT. Cách này giúp đổi mới ngành nhanh hơn, từ đó lan tỏa ngành khác.

  2. Cấp 2 - Trao quyền Liên bộ ngành: quyền chủ động chỉ huy trực tiếp chuyển đổi số liên Bộ Ban Ngành mạnh hơn. Mức này cho phép nhúng 4.0 vào mọi ngành nghề nhanh hơn. Hiện kế hoạch Chuyển đổi số Quốc gia 4.0 chậm có thể vì thiếu quyền này.

Vận hội dân số vàng, chuyển mô hình tăng trưởng Quốc gia 4.0 theo hướng giảm thâm dụng vốn, lao động thấp, FDI hóa và hướng đến Kinh tế số - Xanh - Tuần hoàn… vẫn khả thi nếu chúng ta hành động hướng theo tầm nhìn.


Sau khi có đủ quyền, Bộ TT&TT có thể tham khảo hiến kế 10 giúp đổi mới ngành nhanh hơn.


Ban Quân sư 4.0 Litbi Research - 09/2023

QUÂN SƯ 4.0


Đào tạo 4.0 toàn diện: chi tiết

Quân sư 4.0 chuyên sâu: chi tiết

Litbi là tổ chức nghiên cứu, tư vấn và đào tạo 4.0 dẫn đầu tại Việt Nam. Đội ngũ Litbi đã triển khai các dự án tư vấn và đào tạo ICT lớn cho Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan, Ngân hàng VietinBank, BIDV, VNPT, Mobifone, Viettel ... cả trong và ngoài nước.
Giảng viên khóa học Ông PHẠM VĂN VIỆT, nghiên cứu sâu rộng về Chuyển đổi Kinh tế số 4.0 cả trong và ngoài nước. Ông có hơn 20+ năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo cho các Bộ Ban Ngành, Tổng công ty Tập đoàn toàn cầu. Ông cùng cộng sự tại Ban Quân sư 4.0 Litbi Research đã đóng góp bộ 9 hiến kế 4.0 cấp Quốc gia.
Thông tin tham khảo