Năm 2019, nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào lao động phí thấp, tài nguyên và ngoại lực FDI sang mô hình lấy Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo 4.0 làm động lực phát triển bền vững cho Quốc gia đến năm 2045, Trung ương đã ban hành nghị quyết số 52-NQ/TW. Đây được xem như cột mốc quan trọng của Quốc gia, đánh dấu định hướng và đường lối hành động mới khi bước vào Kỷ nguyên CMCN 4.0.
Bước sang năm 2020, để hiện thực hóa chủ trương lớn tại nghị quyết 52-NQ/TW, các Bộ Ban Ngành đã ban hành nhiều chương trình và chiến lược hành động quan trọng. Cụ thể như:
- Tháng 01/2020, Ngân hàng nhà nước ban hành Chiến lược tài chính toàn diện, nhằm phổ cập các dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền ... đến người dân tại các thôn xã hải đảo, cũng như hướng chính sách đến cộng đồng doanh nghiệp vừa nhỏ. Điển hình thành công có thể kể đến dịch vụ Mobile Money đã được triển khai, mang lại tiện ích đến hơn 1,7 triệu người dùng sau gần 1 năm giới thiệu.
- Tháng 06/2020, Bộ TT&TT ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, tập trung vào 3 trụ cột chiến lược là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Đây được xem là khung nền móng, định hướng toàn bộ hoạt động chuyển đổi số của các cấp đến năm 2030.
Chính sách chủ trương 4.0 Việt Nam từ 2019 đế nay
- Tháng 09/2020, Bộ Công Thương cũng ban hành chương trình phát triển Công nghiệp Quốc gia, nhằm thúc đẩy tiến trình Công nghiệp hóa nước ta nhanh mạnh hơn. Một số định hướng lớn được đề cập như sẽ ưu tiên nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực và khu vực mà nước ta có thể tạo lợi thế, đồng thời xem xét thử nghiệm mô hình Sếu đầu đàn.
Năm 2020, cũng là năm đại dịch COVID-19 xảy ra, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn tinh thần Chuyển đổi số được lan tỏa sâu rộng khắp cả nước, mọi người và các cấp đều hiểu là cần chuyển đổi số để phát triển bền vừng, để tồn tại.
Tiếp bước năm bản lề 2020, Bộ KH&CN cũng đã ban hành 4 chương trình và chiến lược nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo 4.0 Quốc gia đến năm 2030, cụ thể như Chiến lược phát triển Không gian Vũ trụ vệ tinh, Chiến lược Trí tuệ nhân tạo AI 4.0, chương trình phát triển Công nghệ Cao và Đổi mới sáng tạo 4.0 Quốc gia. Các nội dung này đã tạo được khí thế mới cho lĩnh vực nghiên cứu Khoa học Công nghệ 4.0 tại nước ta mạnh mẽ hơn.
Là đơn vị được Thủ tướng giao trọng trách lớn về Chuyển đối số 4.0, Bộ TT&TT đã cụ thể hóa Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, bằng việc ban hành thêm 2 Chiến lược mới là Phát triển Chính phủ điện tử lên Chính phủ số và Kinh tế số Xã Hội số vào năm 2021 và 2022. Bằng cách làm khoa học, với nhiệt huyết cao từ Bộ TT&TT, hoạt động chuyển đổi số tại các Bộ Ban Ngành và địa phương đang có những bước chuyển biến rõ nét hơn, dù vẫn còn nhiều thách thức đan xen.
Với các chương trình chính sách như trên, chúng ta có niềm tin vào tiến trình Chuyển đổi số của Quốc gia sẽ thành công như kỳ vọng. Tuy nhiên, do tính động của kỷ nguyên 4.0, cũng như tính mở của nước ta và sự bất ổn vĩ mô thế giới đang hiện hữu, rủi ro chậm 2 nhịp có thể xuất hiện.
Nội dung liên quan khóa học Chuyển đổi số 4.0, chi tiết https://litbi.com/dao-tao.html
Nội dung liên quan